Lý lịch tư pháp là loại giấy tờ không thể thiếu trong thủ tục hành chính ở Việt Nam khi làm hồ sơ xin việc, hồ sơ du học, nhập quốc tịch hay xin giấy phép lao động cho người nước ngoài…
Vậy nội dung trên phiếu lý lịch tư pháp gồm những gì, do cơ quan nào xác nhận và cấp, làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì, thủ tục làm Lý lịch tư pháp như thế nào, Visana sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết qua bài viết dưới đây.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009, phiếu lý lịch tư pháp là giấy tờ do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (Sở Tư pháp hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia) cấp, trong đó có nội dung chứng minh:
Mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là để:
Theo quy định tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp, phiếu lý lịch tư pháp được chia thành 2 loại:
Sự khác nhau cơ bản của 2 loại phiếu lý lịch tư pháp này là:
► Xem thông tin chi tiết về phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2, bao gồm đối tượng được cấp, mục đích sử dụng, nội dung công bố cũng như download mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2 cụ thể tại đây.
Hiện tại có 2 cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp là: Sở Tư pháp và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
► Các trường hợp xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp:
► Các trường hợp xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia:
Để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, bạn sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Các cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Khi đó cần phải bổ sung thêm giấy ủy quyền (có chứng nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã nếu là công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài nếu là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài) và bản sao chứng minh thư của người được ủy quyền. Trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần giấy ủy quyền.
Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2, cá nhân không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.
Công dân Việt Nam và nước ngoài có 03 cách làm Lý lịch tư pháp Việt Nam, bao gồm:
Sau đây là hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp trực tiếp:
Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ trên, bạn sẽ cần đến một trong các địa điểm sau để nộp hồ sơ:
► Đối với công dân Việt Nam:
► Đối với người nước ngoài:
Dưới đây là một số địa chỉ cụ thể:
Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết và cấp phiếu lý lịch tư pháp trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp đương sự là người nước ngoài, công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, thời gian sẽ kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày.
Thực tế hiện nay chưa có quy định thống nhất, rõ ràng nào về việc lý lịch tư pháp có thời hạn sử dụng trong bao lâu. Tùy vào từng văn bản luật trong các lĩnh vực khác nhau và yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu tình trạng án tích của các cá nhân mà phiếu lý lịch tư pháp sẽ có hiệu lực trong thời gian nhất định.
Vì thế, khi yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp bạn phải biết được mục đích dùng để làm gì và yêu cầu cụ thể của cơ quan, tổ chức có liên quan để đảm bảo tính hợp lệ của văn bản.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về lý lịch tư pháp tại Việt Nam. Hy vọng với những hướng dẫn này, bạn sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào khi xin lý lịch tư pháp, ngay cả đó là lần xin đầu tiên hay lần xin thứ “n”.
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ cơ bản bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 03/2013/TT-LLTP).
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP).Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật).
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.