Thủ tục làm Lý lịch tư pháp tại Đăk Lăk

  Mẹo giúp hồ sơ lý lịch tư pháp được xử lý nhanh

✅ Kiểm tra kỹ thông tin trong tờ khai, tránh sai sót.
✅ Chuẩn bị đầy đủ bản sao và bản chính để đối chiếu.
✅ Nếu cần gấp, có thể hỏi về dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại Đăk Lăk

Lý lịch tư pháp là gì?

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. 

Lý lịch tư pháp dùng để làm gì?

  1. Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm gì hay không.
  2. Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập với cộng đồng.
  3. Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.
  4. Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…
  5. Hoàn tất thủ tục nhận con nuôi, để bảo đả rằng người nhận con không có tiền án.
  6. Làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài để đảm bảo sự minh bạch trong việc kết hôn quốc tế.
  7. Xin Visa lao động hoặc đi du học nhiều quốc gia yêu cầu lý lịch tư pháp để kiểm tra tiền án, tiền sự của người xin visa nhằm đảm bảo an ninh và trật tự xã hội. Đặc biệt đối với các nước như: Cannada, Úc, Mỹ và một số nước Châu Âu

Lý lịch tư pháp có mấy loại?

Có 2 loại Phiếu Lý lịch tư pháp: Phiếu số 1 và Phiếu số 2. Dưới đây là sự khác biệt chi tiết:

Phiếu Lý lịch tư pháp số 1

  • Đối tượng cấp: Cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Mục đích sử dụng: Dùng để xin việc, định cư, xuất khẩu lao động, bổ sung hồ sơ doanh nghiệp.
  • Nội dung án tích: Không ghi án tích đã được xóa.
  • Quyền ủy quyền: Có thể ủy quyền cho người khác làm thay.
  • Cơ quan cấp: Sở Tư pháp tỉnh/thành phố hoặc Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia.
  • Thời gian cấp: 10 - 15 ngày làm việc (nếu có án tích, thời gian xác minh có thể lâu hơn).

Phiếu Lý lịch tư pháp số 2

  • Đối tượng cấp: Cá nhân, cơ quan tố tụng.
  • Mục đích sử dụng: Phục vụ công tác điều tra, xét xử, tố tụng.
  • Nội dung án tích: Ghi đầy đủ tất cả án tích, kể cả những án tích đã được xóa.
  • Quyền ủy quyền: Không được ủy quyền, cá nhân phải tự xin.
  • Cơ quan cấp: Sở Tư pháp tỉnh/thành phố hoặc Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia.
  • Thời gian cấp: 10 - 15 ngày làm việc (nếu có án tích, thời gian xác minh có thể lâu hơn).

Lưu ý

  • Phiếu số 1 phù hợp cho người dân có nhu cầu cá nhân, như xin việc, du học, định cư.
  • Phiếu số 2 chỉ cấp khi có yêu cầu từ cơ quan tố tụng hoặc cá nhân muốn biết toàn bộ lịch sử án tích của mình.
Sự khác biệt giữa phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và Lý lịch tư pháp số 2
Sự khác biệt giữa phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và Lý lịch tư pháp số 2

Thực hiện nộp hồ sơ lý lịch tư pháp trực tiếp tại Đăk Lăk 

Hiện nay Nhà nước ta vẫn giữ song song hai cách thực hiện làm thủ lí lịch tư pháp trực tiếp và trực tuyến. Đối với người dân Đăk Lăk muốn thực hiện làm lý lịch tư pháp trực tiếp cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp ( mẫu số 03/2013/TT- LLTP);
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú;
  • Đối với người nước ngoài yêu cầu có hộ chiếu visa còn thời hạn và xác nhận tạm trú tại Việt Nam và trực tiếp xin cấp tại các cơ quan có thẩm quyền.

Khi hoàn thành hồ sơ người dân có thể nộp trực tiếp tại Trung tâm hành chính công tỉnh Đăk Lăk

Địa chỉ nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp tại Đăk Lăk

Trung tâm hành chính công tỉnh: Số 04 Trường Chinh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Tư vấn dịch vụ công trực tuyến: Tel: 028 6282 5186 - 0908 7578 99

Thực hiện nộp hồ sơ lý lịch tư pháp trực truyến

Còn đối với thực hiện lý lịch tư pháp trực tuyến tại Đăk Lăk người dân có thể thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Truy cập vào cổng dịch vụ công đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp

Đăng nhập tài khoản cá nhân

Tìm kiếm lý lịch tư pháp và chọn mục Cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Bước 2: Điền thông tin cá nhân vào form thông tin của Sở Tư Pháp

Các thông tin cá nhân từ mục 1 đến mục 13 bạn cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin hiển thị, nếu như thông tin người dùng cung cấp không đúng sẽ khiến cho tờ phiếu lý lịch bị sai và phải hoàn thành lại. 

Thông tin cá nhân cần điền

Đối với mục thông tin liên quan đến người thân và thông tin cư trú ( từ mục số 11 đến mục số 15) người dân điền tương tự như trên, yêu cầu chính xác và đầy đủ.

Thông tin người thân và nơi cư trú

Tiếp theo, ở các mục như 16 và 17 các bạn lưu ý những ý sau: với mục 16 về thông tin án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm chức vụ,... người dân cần không có án tích ghi rõ " không có án tích" nếu người dùng có án tích cần phải ghi rõ những nội dung của bản án như: 

Tội danh: Ghi chính xác tội danh theo bản án đã tuyên.

Số bản án, ngày tuyên án: Ghi chính xác số bản án và ngày tuyên án theo quyết định của tòa án.

Ở mục 17 người dân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số nào thì tích vào số đó. Cùng với đó nội dung yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, người dân chỉ cần tích vào ô "Không".

Khai báo án tích và yêu cầu cấp phiếu lý lịch
 

Bước 3: Đính kèm thành phần hồ sơ

Sau khi người dân điền đầy đủ thông tin cá nhân xong, nhấn ''tiếp tục" để chuyển sang phần thành phần hồ sơ. Ở đây người dân cần chuẩn bị hai loại giấy chứng thực điển tử gồm:  Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; bản scan căn cước công dân để cung cấp thông tin lên hệ thống. 

Các giấy tờ làm Lý lịch tư pháp
Thành phần hồ sơ đính kèm lên hệ thống

Bước 4: Chờ duyệt hồ sơ và thanh toán phí

Sau khi nộp hồ sơ trực tuyến xong, hồ sơ sẽ được kiểm tra tính hợp lệ. Nếu hồ sơ đầy đủ, Sở Tư pháp sẽ tiếp nhận và cấp giấy hẹn trả kết quả cho bạn. Nếu hồ sơ thiếu hoặc sai sót, cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn bổ sung hoặc chỉnh sửa để bạn tiếp tục bổ sung và nộp lại. Nếu hồ sơ của bạn đầy đủ bạn sẽ được hướng dẫn đóng phí Lý lịch tư pháp.

  • Phí cấp Phiếu Lý lịch tư pháp có thể được thanh toán có thể thực hiện trực tiếp tại quầy thu ngân của Sở Tư pháp hoặc qua ngân hàng nếu nộp hồ sơ trực tuyến.

  • Nếu yêu cầu dịch vụ chuyển phát nhanh, có thể phát sinh thêm phí.

Bước 5: Nhận kết quả Lý lịch tư pháp

Phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả: Chọn nộp hồ sơ và/hoặc nhận kết quả qua bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ quan tư pháp, địa chỉ nộp hồ sơ và nhận kết quả phải thuộc tỉnh/thành đã chọn.  Sau khi hoàn thành đăng kí trực tuyến, hồ sơ cần thiết theo yêu cầu, bạn hãy chờ cán bộ duyệt hồ sơ và thông báo đóng phí qua email nếu hồ sơ của bạn không có gì sai sót.

Với việc thực hiện thủ tục nộp hồ sơ lý lịch tư pháp trực tuyến tại Đăk Lăk dễ dàng, tiện lợi như vậy sẽ giúp người dân tiết kiệm được thời gian những vẫn nhận được kết quả Lý lịch tư pháp một cách nhanh chóng và chuẩn xác.