Thủ tục làm lý lịch tư pháp tại Hồ Chí Minh
Lý lịch tư pháp là gì?
Lý lịch tư pháp là một loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó ghi nhận về án tích (nếu có) của một cá nhân, cũng như thông tin về việc người đó có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã hay không.
Lý lịch tư pháp dùng để làm gì?
Phiếu Lý lịch tư pháp là văn bản do Sở Tư pháp hoặc Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia cấp, nhằm chứng minh một cá nhân có hay không có án tích, cũng như có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã hay không.
1. Xin việc làm, bổ sung hồ sơ lao động
Một số công ty, đặc biệt là công ty nước ngoài, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước yêu cầu lý lịch tư pháp để kiểm tra ứng viên có tiền án hay không.
2. Xuất khẩu lao động, du học
Nhiều quốc gia yêu cầu lý lịch tư pháp để xem xét tư cách pháp lý của người lao động hoặc du học sinh.
Mục Lục
3. Kết hôn với người nước ngoài
Khi kết hôn với người nước ngoài, cơ quan hộ tịch có thể yêu cầu Lý lịch tư pháp để chứng minh bạn không có án tích.
4. Định cư nước ngoài
Một số nước như Mỹ, Canada, Úc, Pháp... yêu cầu phiếu này khi làm thủ tục nhập cư.
5. Bổ sung hồ sơ làm quốc tịch, thẻ xanh
Khi xin nhập quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài, bạn có thể phải cung cấp Phiếu Lý lịch tư pháp để chứng minh nhân thân.
6. Thành lập, quản lý doanh nghiệp
Một số ngành nghề yêu cầu lý lịch tư pháp để đảm bảo người quản lý không có án tích, đặc biệt là ngành tài chính, bảo hiểm, luật.
7. Tham gia đấu thầu, hợp tác kinh doanh
Một số trường hợp doanh nghiệp yêu cầu lý lịch tư pháp của người đứng đầu để đảm bảo không có tiền án ảnh hưởng đến uy tín công ty.
Lý lịch tư pháp có mấy loại?
Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm 2 loại
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 → Dùng cho cá nhân, doanh nghiệp xin cấp (không ghi án tích đã được xóa dù trước đó công dân đã từng có án tích).
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 → Dành cho cơ quan tố tụng hoặc cá nhân có yêu cầu (ghi đầy đủ án tích, kể cả đã xóa trước đó).

Cách nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp tại Hồ Chí Minh
1. Nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp Hồ Chí Minh
2. Nộp trực tuyến trên cổng Dịch vụ công trực tuyến
Nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trực tiếp tại Hồ Chí Minh
Nơi nộp hồ sơ: Sở Tư pháp TP.HCM
- Địa chỉ: 141-143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: (028) 3829 7054
- Thời gian làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 7h30 - 11h30 & 13h00 - 16h30; Thứ Bảy: 7h30 - 11h30

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cần phải nộp kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các loại giấy tờ cá nhân gồm căn cước công dân dân (2 mặt) hoặc photo hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp
Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại quầy tiếp nhận. Hồ sơ sẽ được kiểm tra. Nếu sai sót bạn sẽ khai lại tờ khai cho chuẩn, nếu không có sai sót hồ sơ sẽ được tiếp nhận
Bước 3: Đóng phí cấp Lý lịch tư pháp
Khi hồ sơ được tiếp nhận, cán bộ sẽ thông báo hồ sơ cấp lý lịch tư pháp của bạn đã được ghi nhận sau đó bạn sẽ đóng phí tại quầy và được nhận Phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả Lý lịch tư pháp
Bước 4: Đăng ký nhận kết quả Lý lịch tư pháp
Bạn cầm theo phiếu tiếp nhận để đi đăng ký hình thức nhận trực tiếp hay thông qua bưu điện.
Thời hạn để nhận được kết quả hồ sơ kể từ ngày đăng ký là 10-15 ngày. Ngoài ra các trường hợp đối với người phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn sẽ lâu hơn tuỳ thuộc vào tình trạng án tích của bạn.
Nộp hồ sơ lý lịch tư pháp trực tuyến tại Hồ Chí Minh
Công dân đăng nhập vào dịch vụ công trực tuyến bằng Vneid và thực hiện thủ tục nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trực tuyến.
Trong quá trình kê khai hồ sơ thông tin bắt buộc phải ghi chính xác các thông tin cá nhân nếu không kết quả thông tin nhận được có thể bị sai xin vui lòng lưu ý để tránh bị sai xót, sau đây là một số lưu ý khi đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến.
- Điền đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân
- Họ và tên: Ghi đúng như trong giấy khai sinh, CMND/CCCD.
- Ngày tháng năm sinh: Đúng định dạng ngày/tháng/năm.
- Nơi sinh: Ghi đầy đủ xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố theo giấy khai sinh.
- Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Ghi chính xác, kèm ngày cấp, nơi cấp.
- Dân tộc, quốc tịch: Ghi theo giấy tờ tùy thân.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi theo sổ hộ khẩu hoặc thông tin trên CCCD gắn chip.
- Nơi tạm trú (nếu có): Nếu không có hộ khẩu tại TP.HCM, cần ghi rõ địa chỉ tạm trú và cung cấp giấy xác nhận tạm trú (nếu có).

- Cách điền quá trình cư trú trên tờ khai Lý lịch tư pháp
Quá trình cư trú là thông tin quan trọng giúp cơ quan chức năng tra cứu hồ sơ của bạn. Khi kê khai, bạn cần điền đầy đủ và chính xác các địa chỉ mà bạn đã sinh sống từ năm 14 tuổi đến thời điểm hiện tại.
- Ghi theo trình tự thời gian từ cũ đến mới, đảm bảo liên tục, không để trống khoảng thời gian.
- Ghi đầy đủ địa chỉ đến cấp phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
- Nếu từng chuyển nơi ở nhiều lần, liệt kê tất cả địa chỉ đã cư trú.
- Nếu đang sinh sống ở nước ngoài, cần ghi rõ tên nước và địa chỉ cư trú.
Thời gian cư trú | Địa chỉ cư trú |
---|---|
01/2005 – 06/2012 | 123 Nguyễn Văn A, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP.HCM |
07/2012 – 12/2018 | 456 Lê Lợi, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM |
01/2019 – 12/2023 | 789 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM |
Lưu ý: Nếu bạn không nhớ chính xác ngày/tháng, có thể ghi năm, ví dụ: "2012 – 2018". Không ghi chung chung, thiếu địa chỉ cụ thể (chỉ ghi "TP.HCM" mà không có quận/huyện). Không ghi thời gian hoặc ghi sai trình tự.
Trường hợp đặc biệt
Đã từng tạm trú ở tỉnh/thành khác → Ghi đầy đủ địa chỉ.
Đang ở nước ngoài → Ghi tên quốc gia và địa chỉ (nếu có).
Trước đây sống cùng gia đình, nay ở riêng → Ghi địa chỉ hiện tại và trước đó.

Xác định loại Phiếu Lý lịch tư pháp cần xin cấp
- Phiếu số 1: Dành cho cá nhân xin cấp hoặc tổ chức xin thay (không ghi án tích đã được xóa)
- Phiếu số 2: Dành cho cá nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ghi đầy đủ án tích, kể cả đã được xóa)

Khi điền tờ khai Lý lịch tư pháp, bạn cần lưu ý cách ghi ở phần “Tình trạng án tích” và “Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã” như sau:
- Mục “Tình trạng án tích” Phần này yêu cầu bạn khai báo về việc có tiền án, tiền sự hay không.
- Nếu chưa từng bị kết án → Ghi "Không có án tích".
- Nếu đã từng bị kết án nhưng đã được xóa án tích → Ghi "Không có án tích" (vì theo luật, án tích đã xóa thì xem như chưa có).
- Nếu đang có án tích (chưa được xóa) → Ghi đầy đủ nội dung án tích theo bản án.
- Mục “Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”
Phần này áp dụng với những người từng bị tòa án tuyên bố hạn chế quyền trong các lĩnh vực trên.
- Nếu không bị cấm → Ghi "Không bị cấm".
- Nếu bị cấm → Ghi rõ nội dung quyết định cấm, ví dụ: "Bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp trong 3 năm theo Bản án số XX/202X/HS-ST ngày DD/MM/YYYY"

=> Sau khi nhấn hoàn tất nộp hồ sơ thì cán bộ sẽ duyệt hồ sơ, hệ thống sẽ thông báo cần thanh toán phí làm lý lịch tư pháp vào email cho bạn nếu hồ sơ không có gì sai sót. Nếu có sai sót thì bạn sẽ được nhận thông báo yêu cầu chỉnh sửa lại các lỗi.
Sau khi thanh toán hệ thống sẽ thông báo hồ sơ cấp lý lịch tư pháp của bạn đã được ghi nhận và sẽ có thông tin ngày hẹn trả kết quả, Tuỳ vào hình thức nhận kết quả bạn đã chọn lúc khai hồ sơ là gì thì bạn sẽ nhận thông qua hình thức đó ví dụ như nhận trực tiếp tại Sở Tư Pháp hoặc nhận thông qua bưu điện. Lưu ý tại Hồ Chí Minh thì phiếu lý lịch tư pháp phải nhận trực tiếp tại Sở.
Nộp hồ sơ lý lịch tư pháp trực tuyến trên ứng dụng VNeIN
Bước 1: Download ứng VNeID trên cửa hàng CHplay trên Android hoặc Appstore trên IOS.

Bước 2: Tạo tài khoản và đăng nhập vào giao diện của ứng dụng.

Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công vào giao diện vui lòng chọn phần mục Dịch vụ công chọn cấp phiếu lý lịch tư pháp, trong trường hợp không tìm thấy phần mục dịch vụ công hãy sử dụng thanh công cụ tìm kiếm ở góc phải màn hình để tìm kiếm dịch vụ ( lưu ý: để có thể xin cấp phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu CCCD của bạn phải đạt yêu cầu định mức 2)

Bước 4: chọn yêu cầu mà bạn muốn cấp phiếu lý lịch tư pháp cho bản thân hay khai hộ người khác, sau khi chọn xong sẽ bắt đầu điều các thông tin cần thiết cho thủ tục ( lưu ý: đây là các thông tin quan trọng vui long nhập đầy dủ và chính xác để tránh sai sót khi cho ra kết quả kiểm tra của sở tư pháp).
Bước 5: Sau khi đã điền hết các thông tin cá nhân cần thiết tiếp theo bạn sẽ phải điển thông tin nơi bạn cư trú khi bạn đủ 14 tuổi, nếu bạn hay thường xuyên tạm trú nhiều nơi vui long ghi rõ chi tiết từng nơi mà bạn đã tạm trú và thời gian cụ thể.
Bước 6: Sau khi đã hoàn tất các thông tin cần thiết, tiếp theo bạn chọn loại giấy lý lịch tư pháp mà bạn mong muốn loại 1 hoặc loại 2, đối với phần mục dích yêu cầu hãy chọn đúng yêu cầu của bạn để xin cấp giấy, nếu bạn kgong6 có nhu cầu đảm nhận chức nhiệm hay các vị trí công việc trong chính phủ vui lòng điền không, ngoài ra đối với các các nhân có án tích vui lòng ghi rõ các án tích mà bản thân đang có sau khi đã xong các ý trên bạn có thể chọn nhận kết quả hồ sơ trực tiếp tại sở tư pháp hoặc thông qua bưu cục vận chuyển.
Bước 7 : Sau khi hoàn tất các thông tin và lựa chọn thì bấm tiếp tục hệ thồng sẽ hiển thị tất cả thông tin của bạn lại một lần nữa để kiểm tra trước khi nộp hồ sơ, sau khi kiểm tra đã thấy đúng hết các thông tin vui chong đánh dầu vào thư mục tôi cam kết thông tin này là đúng và hoàn tất việc nộp hồ sơ. ( Nếu thông tin bạn đầy đủ và chính xác hệ thống sẽ thông báo bạn thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, ngoài ra nếu cò bất kỳ thông tin nào bị sai lệch hoặc thiếu sót bạn có thê báo cáo lại cho hệ thống và nộp lại các thông tin bị thiếu. )